Theốcsẽcórobothìnhngườivàonălịch thi đấu bóng đá sea games 32o SCMP, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) ban hành văn bản dài 9 trang nhằm kêu gọi xây dựng chuỗi cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế cho ngành công nghệ. Trong đó, lãnh đạo quốc gia tỷ dân xem robot là lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư.
MIIT đánh giá sự hiện diện của robot đem tới đột phá tương tự máy vi tính, điện thoại thông minh hay phương tiện di chuyển sử dụng năng lượng thay thế. Dự kiến năm 2025, Trung Quốc hoàn thiện và đưa robot hình người vào sản xuất hàng loạt. Đến 2027, những cỗ máy này sẽ có khả năng tư duy, học hỏi và trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế hàng đầu.
Theo MIIT, để đạt mục tiêu, Trung Quốc cần có thêm tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và sản xuất chi tiết chân, tay cơ khí. Tài liệu cho biết robot hình người sẽ được sử dụng trong môi trường đặc biệt, đối mặt điều kiện khắc nghiệt, ví dụ công tác cứu hộ.
Cổ phiếu của một số công ty robot tại Trung Quốc tăng vọt sau văn bản mới của MIIT. Theo Bloomberg, quốc gia tỷ dân nuôi tham vọng dẫn đầu về công nghệ mới, từ AI cho đến điện toán lượng tử. Robot hình người là lĩnh vực đang được Trung Quốc tăng cường nghiên cứu, nhằm tạo sản phẩm đủ sức cạnh tranh với Mỹ.
Robot hình người hiện chưa được sử dụng rộng rãi do thiếu hoàn thiện. Chúng chưa thành thạo kỹ năng cơ bản như cầm nắm, thăng bằng và đi bộ. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của AI thời gian qua, trở ngại này sẽ sớm bị loại bỏ.
Cuối tháng 10, Amazon tuyên bố thử nghiệm robot có tay chân Digit trong việc hỗ trợ sắp xếp hàng hóa. Tesla cũng giới thiệu Optimus tích hợp trí tuệ nhân tạo, tương tự hệ thống xe điện của hãng. CEO Elon Musk nói ông kỳ vọng robot sẽ mang về doanh thu hàng tỷ USD trong tương lai, khi mỗi người dân sở hữu một hoặc hai Optimus.
Theo thống kê năm 2022 của Liên đoàn Robot Quốc tế, Trung Quốc vượt Mỹ để vươn lên vị trí thứ tư trong các nước ứng dụng máy móc vào sản xuất. Với mỗi 10.000 nhân công, Trung Quốc có 322 robot hỗ trợ, trong khi con số này ở Mỹ là 274. Hiện Hàn Quốc đứng đầu với 1.000 robot.
MIIT cũng đề cập việc tăng số lượng robot phục vụ nhiều ngành như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ gia đình, nông nghiệp và hậu cần. Ngoài ra, Trung Quốc tham vọng xuất khẩu robot ra quốc tế. Theo Hiệp hội Công nghiệp Robot Hàn Quốc (KARI), thị trường robot nước này đang bị thống trị bởi công ty ngoại quốc, chủ yếu từ Trung Quốc. Hiện 70% robot bồi bàn hoạt động ở Hàn Quốc là do Trung Quốc sản xuất. Chúng có giá từ 10 triệu won (7.460 USD) đến 30 triệu won (22.620 USD), rẻ bằng một phần năm so với sản phẩm nội địa.
Hoàng Giang